Câu chuyện của chúng tôi
Herat Saffron là thương hiệu nghệ tây chất lượng hàng đầu, bắt đầu sản xuất nghệ tây với tư cách là công ty đầu tiên ở Afghanistan. Năm 2003, Herat Saffron đã bắt đầu đưa cây nghệ tây như một loại cây trồng thay thế cho việc sản xuất thuốc phiện bất hợp pháp với lợi thế cạnh tranh rất lớn, tập trung vào tính bền vững kinh tế của các cộng đồng mục tiêu và hứa hẹn trao quyền kinh tế – xã hội cho phụ nữ. Sử dụng kết hợp cả nguyên liệu cổ điển và hữu cơ để sản xuất nghệ tây, mục đích là để mang lại cuộc sống mới cho các cộng đồng truyền thống lâu nay sống nhờ vào các loại cây trồng bất hợp pháp hoặc thu nhập thấp. Herat Saffron cũng đặt mục tiêu phát triển các sản phẩm sáng tạo mới với sự hợp tác của các công ty nổi tiếng trên toàn thế giới. Công ty của chúng tôi trả lương công bằng, tài trợ cho các hoạt động nâng cao năng lực xã hội và hỗ trợ các sáng kiến địa phương.
Năm 2007, Herat Saffron sản xuất khoảng 10 kg nghệ tây, không có khả năng bán cho khách hàng quốc tế. Hàng không, các định chế và các yêu cầu thể chế như giấy tờ xuất xứ hầu như không tồn tại ở Afghanistan. Bạn sản xuất một mặt hàng quý giá và có thể có tệp khách hàng tốt từ đó, nhưng làm thế nào để đưa được đến tay người tiêu dùng? Chúng tôi tiếp cận Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul để kể cho họ nghe câu chuyện. Họ hứa rằng nếu chúng tôi tìm được khách hàng và thỏa thuận được, họ sẽ giúp chúng tôi chuyển hàng đi Mỹ. May mắn thay, chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận với điều kiện là khách hàng sẽ thanh toán sau khi giao hàng và họ thấy hài lòng với chất lượng. Chấp nhận rủi ro, chúng tôi gửi lô hàng qua hàng ngoại giao của Đại sứ quán Hoa Kỳ và may mắn được thanh toán. Kể từ đó, chúng tôi đã đi được một chặng đường dài. Chúng tôi hiện là đối tác với một số thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới và đang xuất khẩu khoảng 5,5 tấn (và số lượng vẫn đang gia tăng) nghệ tây nguyên chất của Afghanistan. Nghệ tây của chúng tôi hiện được đánh giá là sản phẩm chất lượng hàng đầu trong 7 năm liên tiếp tại Viện Chất lượng & Hương vị Quốc tế – Brussels. Chúng tôi đã cố gắng đạt được sự nhất quán và bền bỉ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Chúng tôi cũng có khả năng thực hiện giao hàng nhanh chóng và đảm bảo. Herat Saffron cũng đang cung cấp gói bán lẻ cho những khách hàng có yêu cầu về đóng gói.
Herat Saffron sản xuất khoảng 14% trong tổng số khoảng 5,5 tấn hàng năm tại các trang trại của chính mình, phần còn lại giao cho các cộng đồng địa phương, các cộng đồng của mình và hợp tác xã được Herat Saffron ủy quyền.
Trong hầu hết các trường hợp, Herat Saffron đóng vai trò cầu nối giữa các nhà sản xuất địa phương và khách hàng trên toàn cầu bằng lợi nhuận thấp để đảm bảo tính bền vững. Chúng tôi luôn hướng tới các mối quan hệ đối tác mới trong quá trình phát triển.
Nói cách khác, những gì Herat Saffron đang làm không đơn thuần chỉ là lợi nhuận theo quan niệm về kinh doanh, mà còn là mục tiêu dài hạn. Đó là việc xây dựng một xã hội bền vững đề cao các giá trị như bình đẳng và công lý. Trong các cộng đồng xã hội nơi mà Herat Saffron đã đưa cây nghệ tây vào như một loại cây trồng thay thế, chúng tôi cũng đã cố gắng thúc đẩy trao quyền kinh tế -xã hội cho phụ nữ và cung cấp cho họ những cơ hội việc làm chưa từng có trước đây. Phụ nữ học cách kinh doanh và bảo vệ quyền của mình trong khi kinh doanh hàng hóa của họ. Họ đã học cách nâng cao vai trò và lợi nhuận của mình và suy nghĩ đầu tư dài hạn. Mặt khác, những người đàn ông học cách sống hòa thuận với những người phụ nữ được trao quyền. Đừng quên rằng chúng ta đang nói về một xã hội rất truyền thống. Sự khác biệt và tác động mà chúng tôi tạo ra về bản chất là tự nhiên và từng bước theo nhịp độ của nó, do đó không tạo ra sự phản kháng hay phẫn nộ. Sự khác biệt đã ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác của cuộc sống trong các cộng đồng này. Ví dụ, ở huyện Ghoryan, một ngôi làng tương đối hẻo lánh ở một tỉnh phía tây của Afghanistan có một đài phát thanh do phụ nữ điều hành, các chương trình truyền hình về phụ nữ và một số ứng cử viên nữ tranh cử vào các hội đồng cấp huyện và tỉnh. Đó có lẽ là điều mà Afghanistan cần nhất. Việc trao quyền kinh tế – xã hội cho phụ nữ cũng là một đóng góp khác vào lợi ích lâu dài của xã hội.
Phụ nữ được trao quyền phát triển khỏe mạnh hơn, trẻ em biết chữ và thế hệ tiếp theo được giáo dục tốt hơn. Được giáo dục cả về kiến thức trên trường lớp, đồng thời cả về hành vi xã hội và quan niệm bình đẳng nam nữ.